Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai được xem là tình trạng khá phổ biến của các mẹ bầu. Mặc dù không phải mẹ bầu nào cũng bị suy giãn tĩnh mạch nhưng nó cũng chiếm tỷ lệ lên tới 60%. Vậy căn bệnh này liệu có thật sự nguy hiểm với mẹ bầu? Sau đây Met Corner xin giải đáp cùng các bạn nhé.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là gì?
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những mạch máu sưng, nổi gồ lên, chằng chịt và ngoằn nghèo như những đường gân xanh, tím trên bề mặt da, đặc biệt là bắp chân của mẹ bầu.
Ngoài việc những mạch máu nổi cộm trên da làm mất thẩm mĩ thì tình trạng suy tĩnh mạch khi mang thai còn làm cho các mẹ bầu đau nhức, gây khó chịu khi đi lại, thậm chí còn mất ngủ, lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Do thay đổi lượng máu: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi, điều đó khiến cho các tĩnh mạch ở chân bị tăng thêm gánh nặng.
Do thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, lượng Progesterone (hormon sinh dục nữ) tăng cao khiến cho các tĩnh mạch bị căng dãn, làm cho vùng chân mẹ bầu xuất hiện các tĩnh mạch nổi cộm hình sợi hoặc màng nhện
Do sự chèn ép của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ bầu cũng sẽ gia tăng về kích thước. Càng những tháng cuối thai kì thì tình trạng chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch (tĩnh mạch chủ dưới) càng gia tăng, từ đó làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chân của mẹ bầu.
Do di truyền hoặc đã suy giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước: Di truyền chính là 1 trong những yếu tố thúc đẩy tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu. Hoặc trong lần mang thai trước mẹ bầu đã từng bị suy dãn tĩnh mạch thì chắc chắn trong các lần mang thai tiếp theo cũng sẽ bị và tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ nặng dần sau các lần mang thai và tuổi tác của mẹ bầu.
Các nguyên nhân khác: Mẹ bầu mang song thai, đa thai, thừa cân béo phì cũng là 1 nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch cần kể đến. Hoặc do đặc thù công việc của mẹ bầu phải đứng, đi lại liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch với những đường nổi gồ ghề, chằng chịt màu xanh hoặc tím trên chân mẹ bầu gây mất thẩm mĩ , gây đau tức và khó chịu. Những triệu chứng đó không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé và có thể sẽ hết sau khi em bé chào đời.
Tuy nhiên có một số mẹ bầu khi bị mắc có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt, tức là có 1 số cục máu nhỏ trong lòng tĩnh mạch, làm cho mẹ bầu đau nhức chân liên tục. Nếu vùng da ở chân mẹ bầu có tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, da đổi màu, sốt ớn lạnh thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc uống vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
- Mẹo phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch khi mang thai
Tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Nếu trước khi mang thai bạn có thói quen tập thể dục thì không nên dừng khi mang thai vì nó sẽ gây 1 số thay đổi không mong muốn cho cơ thể bạn
Kiểm soát cân nặng, không nên có suy nghĩ “ăn cho hai người”, không để cân nặng tăng quá nhiều hoặc quá nhanh, tránh táo bón thai kì, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên đứng dậy di chuyển cho máu huyết lưu thông. Không nên ngồi kiểu bắt chéo chân, vì tư thế này làm giảm lưu thông máu ở chân mẹ bầu
Tư thế ngủ đúng: khi ngủ, mẹ bầu nên gác chân cao bằng gối ngang đầu, nằm nghiêng trái để giảm áp lực ở tĩnh mạch mang máu từ tim về chân. Mẹo nhỏ là sau tuần 30 của thai kì, mẹ bầu nên nằm nghiêng vì thời gian này, các tĩnh mạch ở vùng bụng bị kéo dãn và bị chèn ép 1 phần bởi thai nhi nên nếu mẹ bầu nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực cho các tĩnh mạch dưới chân, và đây cũng là lý do khiến các mẹ bầu hay bị phù chân nhé!
Massage cũng là 1 biện pháp tốt giúp mẹ bầu thư giãn và phòng ngừa được tình trạng này. Mẹ bầu có thể sử dụng 1 số sản phẩm kem massge làm giảm suy giãn tĩnh mạch hoặc 1 số loại tinh dầu: trà tràm, bạc hà.. Xoa bóp chậm rãi, nhẹ nhàng, không nên quá 45 phút nhé mẹ bầu!
Lựa chọn trang phục thoải mái, phù hợp, co giãn tốt. Không nên mặc đồ bó sát hoặc đồ trật vì như vậy sẽ làm giảm sự lưu thông khí máu ở chân mẹ bầu. Tuyệt đối nói “KHÔNG” với giày cao gót, nên dùng giày hoặc dép đế bằng, mềm mại, êm ái để giảm áp lực xuống đôi bàn chân của mẹ bầu.